Bạn đang cảm thấy hoang mang với tình trạng rụng tóc mất kiểm soát? Bạn đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi bị hói đầu phải làm sao? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây hói đầu cũng như giải pháp khắc phục hiệu quả chứng bệnh này.
I. Nguyên nhân nào khiến bạn bị hói đầu?
Trước khi giải quyết vấn đề bị bệnh hói đầu phải làm sao, bạn cần biết được chính xác nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này. Từ đó mới tìm được cách điều trị phù hợp.
1. Hói đầu do di truyền
Theo kết luận của các nhà nghiên cứu, di truyền chiếm đến 95% nguyên nhân gây hói đầu. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị hói đầu thì con trai cũng có nguy cơ bị hói không sớm thì muộn. Vì chứng hói đầu là tính trạng trội.
2. Hói đầu do mất cân bằng về hormone
Trường hợp mất cân bằng DHT và testosteron trong máu sẽ dẫn đến việc rụng tóc ngày càng nhiều. Nếu để lâu không chữa trị, nguy cơ hói đầu là rất cao. Đối với chị em phụ nữ, giai đoạn dễ mất cân bằng hormone nhất là lúc dậy thì, mang thai, sau khi sinh con và thời kỳ tiền mãn kinh. Đối với nam giới sự mất cân bằng hormone thường xảy ra bất cứ khi nào, kể cả giai đoạn mãn dục.
3. Hói đầu do căng thẳng, rối loạn tâm lý
Căng thẳng, rối loạn tâm lý trong thời gian dài sẽ làm tóc rụng nhiều dẫn tới đầu hói đầu. Ngoài ra, khi bạn mất ngủ vì stress càng khiến cho tóc bạc và rụng nhanh hơn.
4. Thiếu dinh dưỡng
Thiếu sắt, protein, vitamin D cũng như một số vitamin và khoáng chất khác có thể khiến bạn bị rụng tóc nhiều hơn bình thường.
5. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc điều trị cũng có thể gây rụng tóc, hói đầu như thuốc hóa trị, thuốc trị mụn, chống nấm, chống đông máu, ức chế miễn dịch, thuốc chống trầm cảm…
6. Sử dụng quá nhiều hóa chất trên tóc
Đây là một nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc. Khi bạn uốn, tạo kiểu, đặc biệt là nhuộm, phần chân tóc sẽ bị tổn thương. Do đó, chân tóc yếu đi và bắt đầu xuất hiện tình trạng rụng nhiều dẫn đến hói.
7. Sinh hoạt không lành mạnh
Một số thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, tật nhổ tóc, gội đầu không đúng cách, để tóc ướt đi ngủ,… cũng thúc đẩy việc hói đầu diễn ra nhanh hơn.
II. Vậy bị hói đầu phải làm sao?
Nhìn chung, bị hói đầu phải làm sao để khắc phục thì bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.
1. Thay đổi thói quen sống khoa học
Đối với những nguyên nhân do yếu tố khách quan thì bạn nên:
- Bỏ thuốc lá và các chất kích thích
- Kiểm soát căng thẳng bằng việc tập thể dục, các bài tập thở, yoga, thiền định.
- Ăn uống lành mạnh và cân bằng. Bổ sung protein, sắt và các loại vitamin, khoáng chất
- Uống trung bình 2 lít nước, ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày
- Hạn chế sử dụng hóa chất tạo kiểu hay sấy nóng sẽ làm ảnh hưởng tới cấu trúc của tóc
2. Trị hói đầu bằng liệu pháp dân gian
Với những nguyên liệu từ tự nhiên vừa rẻ, vừa an toàn lại hiệu quả thì cách trị hói đầu bằng phương pháp dân gian vẫn được rất nhiều người lựa chọn.
- Sử dụng các liệu pháp tự nhiên như dùng tinh dầu bưởi, dầu dừa, dầu oliu, mật ong, nha đam để massage tóc.
- Hoặc gội đầu bằng vỏ bưởi, bồ kết cũng giúp cải thiện phần nào tình trạng này.
3. Sử dụng thuốc kích thích mọc tóc hay vật lý trị liệu
Hiện nay, trên thị trường cũng có một vài loại thuốc dạng bôi có thể mang lại hiệu quả hồi phục. Và hầu hết các nhà sản xuất đều hướng đến việc cân bằng hormone, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, độ ẩm cần thiết để tóc chắc khỏe từ bên trong. Từ đó có thể giúp tóc hạn chế gãy, rụng nhiều.
Nhưng nhìn nhận một cách khách quan, dù khá tiện dụng song chúng không có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành những mảng hói mới. Bạn cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa và tránh nhẹ dạ nghe theo những lời quảng cáo trên mạng mà mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Tóc chẳng những không mọc mà còn có những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Số khác thay vì sử dụng thuốc mọc tóc đã chuyển sang dùng những liệu pháp điều trị thay thế như vật lý trị liệu, châm cứu và xoa bóp bằng dầu thơm. Dù thực tế có khá ít bằng chứng chứng minh hiệu quả của các phương pháp điều trị này.
4. Cấy ghép tóc tự thân – giải pháp trị dứt điểm hói đầu
Với chứng hói đầu do gen di truyền, da đầu bị sẹo, hói mảng lớn hay hói quá 6 tháng, nang tóc bị hoại tử thì những biện pháp trên đều không khả thi. Hiện nay trên thế giới chỉ có cấy tóc tự thân mới có thể giúp tóc mọc trở lại trong những trường hợp này.
Đây là một loại hình điều trị vi phẫu trên bề mặt da. Trước khi cấy tóc, các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán vùng cần cấy tóc, kiểm tra khả năng tuần hoàn máu dưới da đầu. Sau đó sử dụng bút cấy tóc chuyên dụng để hút những nang tóc từ phần tóc phía sau gáy lên, bóc tách, chọn lọc những nang tóc khỏe mạnh rồi cấy chúng vào vùng tóc thưa hói của khách hàng.
Sau một khoảng thời gian nhất định, tóc mới sau khi cấy sẽ phát triển một cách tự nhiên, đồng đều theo hướng định sẵn, hiệu quả thẩm mỹ tức thì, đem lại là vĩnh viễn. Quá trình cấy ghép nhanh chóng, không hề gây đau đớn, chảy máu, đào thải, tỉ lệ thành công trên 98%.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là chi phí khá cao. Bởi lẽ đây là thủ thuật đòi hỏi sự chính xác, cần bác sĩ có tay nghề cao để bóc tách nang tóc và trang thiết bị đạt chuẩn quốc tế.
Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã biết bị hói đầu phải làm sao? Từ đó sớm phục hồi mái tóc dày đẹp, chắc khỏe như ban đầu. Chúc bạn thành công!