Bệnh hói đầu tuy không gây hại sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, khiến nhiều cảm thấy tự ti và mặc cảm mỗi lần xuất hiện trước đám đông. Vậy bệnh hói đầu có chữa được không và điều trị bằng cách nào thì hiệu quả nhất. Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh hói đầu có chữa được không? Điều trị bằng cách nào thì hiệu quả” thì bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.
I. Nguyên nhân gây ra bệnh hói đầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hói đầu, tuy nhiên rụng tóc, hói đầu thường liên quan đến một số yếu tố sau đây:
- Tiền sử gia đình
Điều này có nghĩa nếu trong gia đình bạn, bố mẹ mắc chứng rụng tóc, hói đầu thì nhiều khả năng sẽ di truyền sang thế hệ con.
- Thay đổi nội tiết tố
Khi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi thì lượng testosterone giảm xuống Dihydrotestosterone DHT được hình thành. Hoocmon DHT (dihydrotestosterone) được coi là thủ phạm gây ra chứng rụng tóc, hói đầu gây ức chế sự hình thành và phát triển của nang tóc.
- Mắc các bệnh lý về da đầu
Một số bệnh lý thường gặp ở da đầu cần phải kể đến là viêm da đầu, bệnh vảy nến, nhiễm trùng da… khiến tóc bị rụng. Nếu không được điều trị dứt điểm các nang tóc sẽ bị teo rất khó có thể hồi phục các nang tóc mới.
- Sử dụng thuốc điều trị
Rụng tóc, hói đầu có thể là do tác dụng phụ của một số thuốc nhất định, ví dụ như: thuốc điều trị ung thư, trầm cảm hay các loại thuốc về tim mạch và huyết áp.
- Do thiếu hụt chất dinh dưỡng
Thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc, hói đầu và thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bởi nhiều trường hợp áp dụng chế độ ăn uống giảm cân cấp tốc nhưng lại dẫn đến rụng tóc.
Ngoài ra, nguyên nhân gây rụng tóc còn do tác động bởi một số yếu tố như: Stress căng thẳng kéo dài; lạm dụng hóa chất làm đẹp cho mái tóc, hay đơn giản là do giật, nhổ tóc tại một vị trí.
II. Bệnh hói đầu có chữa được không?
Bệnh hói đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi được, tuy nhiên tùy vào tình trạng hói đầu của từng người mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau.
III. Điều trị hói đầu bằng cách nào thì hiệu quả nhất?
Ngoài câu hỏi “Bệnh hói đầu có chữa được không?” thì câu hỏi “Điều trị hói đầu bằng cách nào thì hiệu quả nhất” cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Hiện nay, phương pháp chữa hói đầu an toàn và hiệu quả nhất là phương pháp cấy tóc tự thân.
Cấy tóc tự thân sử dụng những nang tóc của chính bản thân mình qua quá trình bóc tách các nang tóc khỏe nhất sẽ được cấy vào vùng da đầu bị hói. Từ 6 – 12 tháng, vùng cấy tóc sẽ thu được hiệu quả rõ rệt, trong giai đoạn này, bạn có thể tạo kiểu, sấy, nhuộm tóc bình thường, tóc không bị đứt, gãy hay gặp các vấn đề xơ rối khác. Phương pháp tự thân đem lại tỷ lệ thành công cao và kéo dài tuổi thọ, tóc rụng đi hoàn toàn có thể mọc lại được.
Phương pháp cấy tóc tự thân tiên tiến nhất hiện nay là công nghệ cấy tự thân FUE và HAT, đem đến tỷ lệ nang lông sống sót đạt trên 95%, quá trình cấy không đau, không để lại sẹo, quá trình hồi phục nhanh. Sau khi cấy ngồi nghỉ ngơi tại chỗ tầm 30 phút, khách hàng có thể ra về và tự chăm sóc tóc tại nhà.
Hiện công nghệ này đang được áp dụng độc quyền tại Phòng khám cấy ghép tóc Y học Quốc tế. Đây cũng là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam chuyên sâu về lĩnh vực cấy ghép nang lông được Bộ Y tế cấp phép hoạt động.
IV. Những trường hợp nên cấy tóc tự thân
Hói đầu để càng lâu càng khó điều trị, các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho những trường hợp nên cấy tóc để nâng cao độ an toàn và tính hiệu quả.
- Bị tóc mỏng, thưa và rụng tóc thành từng mảng rải rác
- Bị thiếu tóc bẩm sinh
- Bạn có đường chân tóc quá cao, khi vén tóc thấy trán quá dài so với tỉ lệ gương mặt
- Bạn đã sử dụng phương pháp trị rụng tóc trước đây nhưng không hiệu quả
- Bạn bị sẹo trên đầu, không thể mọc lại tóc
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Bệnh hói đầu có chữa được không? Điều trị bằng cách nào thì hiệu quả?:. Chúc các bạn thành công.