Bố mẹ chắc sẽ hốt hoảng khi nhìn thấy con bị rụng tóc ở tuổi dậy thì. Tình trạng này có đáng lo ngại không? Nguyên nhân và cách chữa như thế nào? Các bạn hãy đọc kỹ bài viết dưới đây:
Đa số mọi người nghĩ rằng, rụng tóc là vấn đề của người lớn tuổi, phụ nữ mang thai chứ đâu phải của các cô cậu tuổi teen. Thế mà rụng tóc ở tuổi dậy thì vẫn xảy ra và thường gặp ở độ tuổi từ 13 đến 17. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này.
I. Nguyên nhân của rụng tóc ở tuổi dậy thì
Nhiều người thắc mắc, tại sao rụng tóc lại gặp ở tuổi dậy thì khi các em còn quá trẻ? Hãy chú ý đến các nguyên nhân sau:
1. Thay đổi nội tiết tố
Những biến đổi nội tiết trong giai đoạn tuổi dậy thì kéo theo sự thay đổi của tâm, sinh lý và thể chất. Da xấu hơn, dễ mọc mụn trứng cá, tóc cũng dễ xơ rối và gãy rụng hơn.
2. Chế độ ăn uống thiếu chất
Giai đoạn này, các em vẫn thích những đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, ăn ngủ không đúng giờ nên dẫn tới tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Chẳng hạn như thiếu vitamin B1, B2, C, protein và sắt. Vì thế, rụng tóc ở tuổi dậy thì không có gì là ngạc nhiên.
3. Sử dụng hóa chất nhiều
Giai đoạn dậy thì, tuổi teen bắt đầu bước vào một giai đoạn mới, thích làm người lớn, chăm chút hơn về ngoại hình. Vì thế, các em cũng chú ý đến đầu tóc, tạo kiểu. Chính vì sử dụng nhiều hóa chất, uốn, duỗi, nhuộm rất hại cho da đầu và làm suy yếu chân tóc dẫn tới tóc gãy rụng.
4. Buộc tóc quá chặt
Nhiều người có thói quen buộc tóc hoặc búi tóc, tết tóc. Hành động này khiến cho chân tóc bị kéo ra khỏi da đầu dẫn tới gãy rụng.
5. Một số nguyên nhân khác
Rụng tóc ở tuổi dậy thì còn có thể do bệnh lý như: nấm da đầu, vẩy nến, lupus ban đỏ; tác dụng phụ của thuốc điều trị mụn trứng cá….
II. Rụng tóc ở tuổi dậy thì có đáng lo ngại?
Rụng tóc ở giai đoạn dậy thì là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu phụ huynh không chú ý quan tâm đến mái tóc của con, để tóc rụng kéo dài có thể khiến mái tóc thưa dần, dẫn tới hói đầu.
Các em sẽ thiếu tự tin cũng như ảnh hưởng không tốt về mặt tâm lý. Do vậy, nếu thấy tóc rụng hơn 100 sợi/ngày, rụng liên tục trong thời gian dài thì bố mẹ nên đưa con đến cơ sở chuyên khoa thăm khám sớm.
III. Cách khắc phục tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì
Làm thế nào để cải thiện tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì? Các bạn thử áp dụng một số cách sau:
1. Thay đổi thói quen ăn uống:
Ăn uống là cách cải thiện tình trạng rụng tóc từ bên trong rất hữu hiệu. Bạn hãy chú ý thực đơn bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng sau:
- Protein: Trứng, thịt gà, cá hay sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Vitamin C: Cam, quýt, bưởi hay xoài…
- Vitamin E: Các loại dầu thực vật, đậu hũ, rau có lá xanh đậm, các loại hạt…
- Thực phẩm giàu sắt: Sò huyết, thịt bò, rau dền đỏ, các loại đậu, động vật thân mềm.
- Thực phẩm giàu Biotin: Cá hồi, cá trích, cá mòi….
2. Chăm sóc tóc đúng cách
Cách đơn giản để khắc phục tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì là chăm sóc tóc đúng cách. Đó là:
- Lựa chọn dầu gội và dầu xả phù hợp với da đầu, nên chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên
- Không được gãi mạnh hay chả tóc trong lúc gội đầu
- Nên sử dụng khăn bông thấm khô nước, để tóc khô tự nhiên, không dùng máy sấy.
- Không đi ngủ khi tóc vẫn còn ướt
3. Mặt nạ dưỡng tóc- cách trị rụng tóc ở tuổi dậy thì đơn giản
Bạn có thể chế mặt nạ dưỡng tóc từ những nguyên liệu tự nhiên dễ tìm kiếm. Đây là cách an toàn, hiệu quả được nhiều người áp dụng.
- Mật ong, dầu dừa và giấm táo: Bạn trộn 2 thìa mật ong với 1 thìa dầu dừa và 1 thìa giấm táo thành một hỗn hợp đặc mịn. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên tóc, massage đều tay từ gốc tới ngon trong vòng 5 phút. Xả sạch lại với nước.
- Sử dụng trứng gà và sữa chua: Để trị rụng tóc ở tuổi dậy thì bạn có thể dùng 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều với 1 hộp sữa chua không đường. Thoa hỗn hợp này lên da đầu, ủ khoảng 15- 20 phút rồi gội lại thật sạch.
- Vitamin E và tinh dầu bưởi: Sử dụng 1 thìa vitamin E trộn với 4 thìa tinh dầu bưởi. Bạn cho vào chảo sạch đun nóng. Chờ một chút cho hỗn hợp này nguội thì đem ủ với tóc ít nhất 20-30 phút. Sau đó gội lại với nước sạch.
- Gừng tươi: Bạn giã gừng tươi, lọc lấy nước rồi thoa lên chân tóc và da đầu. Gừng có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc, kích thích mọc tóc rất hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì. Nếu các bạn đã sử dụng những cách trên nhưng không mang lại hiệu quả cao, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám sớm để các bác sĩ kê đơn thuốc hoặc có những liệu pháp tích cực hơn.