Hói đầu là nỗi lo canh cánh của đấng mày râu khi sớm phải đối mặt với ngoại hình già nua, thiếu thẩm mỹ. Làm thế nào để khắc phục được nhược điểm này? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé
I. Hói đầu là gì?
Hói đầu là hậu quả của tình trạng rụng tóc nhiều mất kiểm soát (trên 100 sợi/ngày) khiến da đầu bị trống, trơn lỳ. Cả nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh hói đầu, trong đó, tỉ lệ nam giới cao hơn.
Trước đây, hói đầu thường gặp ở độ tuổi sau 40 nhưng hiện nay, bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa. Nhiều trường hợp bị hói đầu sớm ở tuổi 30, thậm chí 20, 25 tuổi.
II. Làm thế nào để phát hiện nguy cơ hói đầu?
Mỗi người có thể nhận biết nguy cơ hói đầu thông qua một số dấu hiệu sau:
- Tóc rụng nhiều, trên 100 sợi/ngày và liên tục trong thời gian dài
- Không thấy tóc mọc lại hoặc mọc lại rất ít
- Nhiều mảng da đầu bị lộ ra
Bệnh hói đầu cũng có thể gây ảnh hưởng đến móng tay và móng chân, đôi khi những thay đổi này là dấu hiệu đầu tiên cho thấy tình trạng bệnh đang phát triển. Một số thay đổi nhỏ có thể xảy ra đối với móng tay và chân bao gồm:
- Xuất hiện vết lõm, đốm hay đường kẻ trắng trên bề mặt móng
- Móng thô ráp, mất độ bóng, dễ gãy và chẻ đôi.
III. Hói đầu do đâu?
Hói đầu do đâu? Bệnh hói đầu xảy ra do một hoặc một số nguyên nhân như:
- Di truyền: Là yếu tố chiếm tới 95% số ca mắc hói đầu ở nam giới. Trường hợp bố mẹ bị hói đầu thì việc con trai bị bắt đầu thưa tóc ở độ tuổi 20 là không thể tránh khỏi.
- Rối loạn tiết tố nam: Mất cân bằng giữa Dihydrotestosterone (DHT) và Testosteron chính là nguyên nhân trực tiếp gây rụng tóc, hói đầu ở nam giới.
- Lượng DHT dư thừa: Là “kẻ thù” gây suy yếu tế bào mầm tóc, làm chúng co lại, lớp màng bảo vệ trên da đầu dày hơn, kìm hãm việc truyền máu đến mao mạch. Các nang tóc bị chôn vùi dưới lớp da đầu và làm chậm quá trình thiết lập những sợi tóc mới.
- Bệnh lý da đầu: Một số bệnh như vảy nến, nấm… sẽ khiến da đầu bị bí, các nang tóc không thể hấp thụ dinh dưỡng dẫn gây yếu và rụng tóc.
- Stress: Trung khu thần kinh căng thẳng làm các tế bào hoạt động hỗn loạn, chức năng co dãn mạch máu trên da suy giảm, vùng da quanh chân tóc cứng lại, không thể hấp thu tốt các dưỡng chất nuôi tóc.
- Lạm dụng bia, rượu: Sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá ngăn cản sự phát triển của nang tóc.
IV. Hói đầu có chữa được không?
Theo nghiên cứu y khoa, khoảng 80% các trường hợp rụng tóc, hói đầu sớm do cơ thể bị mất cân bằng DHT – Testosterone gây nên bởi yếu tố di truyền, nội tiết tố trong cơ thể. Bởi vậy, việc cung cấp vitamin, dưỡng chất, dùng dầu gội hay thậm chí là dùng thuốc mọc tóc không thể giúp xử lý được căn nguyên của bệnh.
Khi này, bạn nên tham khảo phương pháp cấy tóc tự thân công nghệ cao giúp che hói, cải thiện thẩm mỹ mái đầu.
Cấy tóc tự thân sử dụng những nang tóc khỏe mạnh được bóc tách và lấy từng gốc ra khỏi da, sau đó sẽ cấy vào vùng da đầu hói bằng bút cấy chuyên dụng.
Nang tóc được cấy ghép bám dính vào gốc da đầu và nhanh chóng tăng sinh tế bào mới, sản sinh collagen, nguyên bào sợi… Chỉ trong thời gian ngắn, nang tóc tiếp tục phát triển và kích thích tóc mọc trở lại.
Hiệu quả có thể thấy rõ rệt nhất chính là sau khoảng 2 tháng, vùng hói sẽ được bao phủ bởi 1 lớp tóc mới dày đẹp, tự nhiên, giữ nguyên màu tóc, không bị rụng trở lại. Đây là giải pháp giải quyết hoàn toàn tình trạng tóc rụng, hói đầu từ các nguyên nhân trong đó có do di truyền.
Hiện nay, cấy tóc tự thân được áp dụng tại một số cơ sở phòng khám y tế. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn nên cân nhắc lựa chọn những địa chỉ uy tín trước khi quyết định thực hiện thủ thuật.
Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi về bệnh hói đầu. Hi vọng những thông tin sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!